Trốn thoát khỏi Holocaust Roald_Hoffmann

Hoffmann sinh ra ở Złoczów, Ba Lan (nay là Ukraine) và là một thành viên trong một gia đình Do Thái. Ông được đặt tên bởi sự tôn vinh của cha ông về một nhà thám hiểm người Na Uy có tên là Roald Amundsen. Cha mẹ của ông là Clara (Rosen) là một giáo viên, và Hillel Safran là một kỹ sư xây dựng. Sau khi Đức xâm chiếm Ba Lan và chiếm đóng thị trấn, gia đình ông ta bị đưa vào trại lao động. Nơi đây, cha ông biết rất nhiều thứ như cơ sở hạ tầng, địa điểm và hiển nhiên ông trở thành một tù nhân có giá trị. Khi tình hình ngày càng trở nên căng thẳng hơn, các tù nhân bị chuyển sang các trại tập kết, gia đình Hoffmann đã hối lộ các lính gác để được cho phép chạy trốn và sau đó họ sắp xếp với một người hàng xóm Ukraine, có tên là Mykola Dyuk để cho Hoffmann, mẹ của ông, hai chú và một người dì được trú ở một phòng gác mái nhà và nhà kho của một trường học ở địa phương. Họ đã ở lại nơi đây trong vòng mười tám tháng, kể từ tháng 1 năm 1943 đến tháng 6 năm 1944. Lúc đó, Hoffmann đang ở độ tuổi từ 5-7. Trong khi đó, cha của Hoffmann vẫn ở trại lao động. Thỉnh thoảng có cơ hội, ông có thể đến thăm cha mình. Sau đó không lâu cha của Hoffmann bị tra tấn và giết chết bởi một binh lính người Đức vì ông bị cho rằng có dính líu vào một âm mưu với các bè cánh tù nhân trong trại. Khi mẹ Hoffmann nhận được tin đó, bà đã cố gắng để chứa đựng nỗi buồn của mình bằng cách viết ra cảm xúc của mình trong một quyển sổ tay mà chồng cô đã sử dụng để ghi chép về một cuốn sách giáo khoa về tương đối mà ông đã đọc. Bà sau đó đã giấu Hoffmann và giúp ông giải trí bằng cách dạy ông đọc và yêu cầu ông ghi nhớ kiến thức từ những sách địa lý được lưu trữ trong gác mái, tiếp theo bà sẽ đó Hoffmann vè những thứ ông đã được học.

Phần lớn những người còn lại trong gia đình đã chết trong Holocaust, chỉ còn lại bà ngoại của ông và một vài người khác sống sót. Họ sau đó di cư đến Hoa Kỳ trên tàu sân bay Ernie Pyle năm 1949.

Hoffmann kết hôn với Eva Börjesson vào năm 1960. Họ có hai con là Hillel Jan và Ingrid Helena. Hoffmann đã đến thăm Zolochiv cùng với người con trưởng thành của mình vào năm 2006 và phát hiện ra rằng căn gác tại chỗ mà ông đã ẩn trú năm xưa vẫn còn nguyên vẹn, nhưng nhà kho đã được tu sủa và trở thành một lớp học hóa học. Trong năm 2009, một tượng đài cho nạn nhân Holocaust được xây dựng tại Zolochiv theo sáng kiến ​​của Hoffmann.

Liên quan